Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rau, củ, quả - Luật Oceanlaw

07:23 ICT Chủ nhật, 11/06/2023
Hotline: 0904 445 449 -  0962 547 449


CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SHTT OCEANLAW

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn đầu tư - Hôn nhân
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn giấy phép + SHTT
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn Doanh nghiệp
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
   

 

banner doanh nghiệp

Trang Chủ » Trang chủ » Xin giấy phép » Xin Giấy phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rau, củ, quả


Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rau, củ, quả - Rau, củ, quả là những sản phẩm thiết yếu đối với con người do vậy việc kinh doanh rau, củ, quả phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc. Đối với quý doanh nghiệp việc nắm bắt và thực hiện các thủ tục hành chính xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc hết sức khó khăn và để giảm bớt những khó khăn đó OCeanlaw xin tư vấn như sau:
 

Cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

- Giấy phép VSATTP do Sở Công thương cấp: Loại hình chế biến Bánh, kẹo, thực phẩm làm từ bột, dầu ăn, rượu, nước giải khát…
- Giấy phép VSATTP do Sở Nông nghiệp cấp: Loại hình sản xuất Nông sản, thuỷ sản, đóng gói rau củ quả, thịt cá trứng…
- Giấy phép VSATTP do Sở Y tế cấp:  nước uống tinh khiết, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn, suất ăn công nghiệp…
- Giấy phép VSATTP do Cục VSATTP – Bộ Y tế cấp: Các sản phẩm nhập khẩu, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm nguy cơ cao…
- Theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3 /2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.
 

Các loại thực phẩm phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thịt và các sản phẩm từ thịt
- Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng.
- Thực phẩm đông lạnh
- Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay.
- Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành.
- Thức ăn, đồ uống chế biến đề ăn ngay.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Thủy sản tươi sống và đã qua chế biến.
- Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên.
- Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm
 

Xử lý vi phạm khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm


1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong đó bao gồm cả giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo hoặc do cấp sai quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
 
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa thực phẩm, phương tiện;
d) Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm; buộc thu hồi, tiêu hủy các tài liệu, phương tiện vi phạm, trừ trường hợp phải thu giữ để làm tang chứng, vật chứng cho việc xử lý tiếp theo;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này;
e) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí theo quy định của pháp luật cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về "
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rau, củ, quả". Nếu quý khách còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ 0904 445 449 để được tư vấn.

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới