Các bước thành lập công ty - Luật Oceanlaw

08:21 ICT Chủ nhật, 11/06/2023
Hotline: 0904 445 449 -  0962 547 449


CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SHTT OCEANLAW

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn đầu tư - Hôn nhân
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn giấy phép + SHTT
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn Doanh nghiệp
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
   

 

banner doanh nghiệp

Trang Chủ » Trang chủ » Thành lập doanh nghiệp

Các bước thành lập công ty


Khi bắt đầu khởi nghiệp các ông chủ tương lai của doanh nghiệp ngoài việc quan tâm đến loại hình công ty, tên công ty, địa điểm trụ sở chính hay những vấn đề khác xoay quanh quá trình đăng ký kinh doanh thì cũng nên quan tâm tới một vấn đề trọng tâm là lĩnh vực, ngành nghề mình dự định kinh doanh. Vì trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù pháp luật quy định doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới được tiến hành kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2, điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.”
Như vậy bên cạnh các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng trước như về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề thì khi kinh doanh những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục xin các loại giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Các bước thành lập công ty

Giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Sau đây là một số ngành nghề mà khi thành lập doanh nghiệp các ông chủ tương lai phải nghiên cứu kỹ về các quy định pháp luật điều chỉnh và những thủ tục, điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề, dịch vụ đó.
Cụ thể như nếu muốn kinh doanh dịch vụ karaoke doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh karaoke do Bộ văn hoá và truyền thông cấp; kinh doanh vũ trường phải xin giấy phép hoạt động vũ trường tại Sở văn hoá và thông tin; Kinh doanh rượu, bia, thuốc lá doanh nghiệp phải có Giấy phép do phòng kinh tế cấp hay hoạt động quảng cáo, tuỳ từng loại hình mà các nhà đầu tư phải đáp ứng từng loại giấy phép quảng cáo khác nhau….

Trên thực tế việc xin giấy phép này khá khó khăn vì một số ngành nghề pháp luật còn quy định định mức về số lượng. Ví như kinh doanh karaoke chẳng hạn, mỗi địa phương chỉ được cấp phép một số lượng nhất định nên các cơ quan cấp phép gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực này. Và để xác định chính xác hơn ngành nghề kinh doanh của mình có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có Giấy phép kinh doanh hay không, trình tự, thủ tục cấp phép như thế nào người đứng đầu doanh nghiệp nên tìm đến sự hỗ trợ của luật sư khi mới bắt đầu manh nha những ý tưởng kinh doanh đầy thử thách và táo bạo này. Có sự trợ giúp của Luật sư và các Công ty tư vấn luật chắc chắn con đường đi đầu tiên của bạn sẽ rộng mở hơn rất nhiều, vì trên thực tế Luật sư là những người am hiểu luật và sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất cho bạn.

Mỗi loại giấy phép lại chịu sự điều chỉnh của văn bản pháp luật chuyên ngành riêng. Vì thế khi có ý định mở công ty các chủ doanh nghiệp phải tìm hiểu luật pháp thật kỹ lưỡng về ngành nghề kinh doanh của mình. Tránh tình trạng khi nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp hồ sơ của bạn lại bị trả lại do ngành nghề cần xin phép trước khi đăng ký kinh doanh, hoặc chí ít cũng tránh trường hợp ngành nghề đã được đăng ký, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp, doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh nhưng sau đó phải chịu sự xử lý của cơ quan có thẩm quyền do chưa xin Giấy phép con.
Thông thường các văn bản pháp luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục xin giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Bạn có thể tham khảo để tiến hành xin giấy phép hoặc liên hệ với các đơn vị luật uy tín để có sự trợ giúp tối đa, để có thể xin giấy phép trong thời gian nhanh nhất với các thủ tục đơn giản nhất.
Sau khi đã được cấp phép doanh nghiệp cũng phải lưu ý khâu hoạt động sau giấy phép, vì chỉ cần có những sai phạm việc thu hồi lại giấy phép là điều rất dễ xảy ra. Tất cả thời gian, công sức và cả chi phí để tiến hành xin được giấy phép hoạt động sẽ là vô ích nếu doanh nghiệp bạn không có một đường lối hoạt động đúng đắn và không nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như không có sự hỗ trợ từ các luật sư và công ty luật.
    Như vậy, để đảm bảo bước đầu khởi nghiệp thành công và có một quá trình kinh doanh không vướng vào các rắc rối của luật pháp các nhà đầu tư không nên xem nhẹ khâu kiểm tra kỹ các lĩnh vực, ngành nghề mình dự kiến kinh doanh và thực hiện đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về "
Các bước thành lập công ty". Nếu quý khách còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả bài viết: buithisu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hoàng thế hồng sơn - 05/09/2015 15:24
Cho em hỏi em đang có dư án mở công ty 1tnhh một thành viên em đã có logo và hình thức kinh doanh các bước tiếp theo em làm thế nào để hoàn thành a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới