Để tiến tới
thành lập công ty chắc hẳn mỗi chúng ta đều chuẩn bị cho mình những kiến thức nhất định, tuy nhiên việc tham khảo nhiều nguồn khác nhau dẫn tới bạn có thể bị phân tâm, các nguồn thông tin có thể chưa cập nhập đầy đủ và không chính xác. Nhằm giúp cho cá nhân, doanh nghiệp có cái nhìn rõ nhất về các
điểm cần lưu ý khi thành lập công ty, tránh các sai sót không đáng có Luật Oceanlaw xin được giới thiệu
những điểm cần lưu ý khi mở công ty như sau:

Những lưu ý khi thành lập công ty
Về quy định đặt tên công ty
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tê giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận Tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
4. Đối với Doanh nghiệp thành lập theo hình thức đầu tư tại Việt Nam mà có một pháp nhân nước ngoài thì Doanh nghiệp dự định thành lập có thể sử dụng tên của Pháp nhân nước ngoài đó để đặt tên.
Về địa chỉ doanh nghiệp - Địa chỉ doanh nghiệp: Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngừ phố) hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư thì trụ sở của doanh nghiệp phải được chứng minh bằng hợp đồng thuê có công chứng tại Phòng Công Chứn trong hồ sơ đăng ký thành lập. Nếu trụ sở doanh nghiệp thuê của các Công ty kinh doanh Bất động sản thì các bên có thể ký Hợp đồng với nhau nhưng phải cung cấp kèm theo hồ sơ pháp lý của Tòa nhà và Giấy phép hoạt động của Công ty BĐS đó.
Về chức danh Chức danh của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể là chức danh Giám đốc ( Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty ( công ty TNHH một thành viên); Chủ tịch Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên); Chủ tịch Hội đồng quản trị ( đối với công ty cổ phần).
- Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần)
- Thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn )
Về vốn điều lệ
- Vốn điều lệ là vốn doanh nghiệp tự khai và là mức trách nhiệm mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp kê khai tính thuế môn bài hàng năm chi tiết như sau:
STT | BẬC MÔN BÀI | VỐN ĐĂNG KÝ | THUẾ MÔN BÀI (VND/NĂM) |
1 | 1 | Trên 10 tỷ | 3.000.000 |
2 | 2 | Từ 5 tỷ đến 10 tỷ | 2.000.000 |
3 | 3 | Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ | 1.500.000 |
4 | 4 | Dưới 2 tỷ | 1.000.000 |
Về vốn pháp định
- Vốn pháp định: nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo qui định thì phải ghi rõ vốn pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đó có đủ số vốn trên. (Tham khảo danh mục ngành yêu cầu có vốn pháp định)
- Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bất kỳ ngành nghề đăng ký thuộc hay không thuộc danh mục ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì các Nhà đầu tư
đăng ký thành lập Doanh nghiệp phải chứng minh được khả năng tài chính của mình tương đương với số vốn đăng ký. Việc chứng minh được thực hiện bởi xác nhận của ngân hàng.
Về lựa chọn loại hình doanh nghiệp - Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: (i) uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; (ii) khả năng huy động vốn; (iii) rủi ro đầu tư; (iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; (v) tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng, luật Đầu tư nước ngoài. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.
Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là:
- 1. uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;
- 2. khả năng huy động vốn;
- 3. rủi ro đầu tư;
- 4. tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp;
- 5. tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Về hình thức đầu tư
a) Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Được gọi tắt là Hợp đồng BCC, là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
b) Doanh nghiệp liên doanh: Là một Pháp nhân được thành lập dựa trên Hợp đồng liên doanh giữa một bên là pháp nhân hoặc cá nhân Việt Nam và một bên là pháp nhân hoặc cá nhân Nước ngoài.
c) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là một Pháp nhân được thành lập với phần vốn góp đầu tư toàn bộ của Nhà đầu tư nước ngoài (có thể là 01 cá nhân hoặc một tổ chức).
Về ngành nghề đăng ký kinh doanh - Quý vị cần tham khảo ngành nghề và mã ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng chính phủ để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Để biết được chi tiết các ngành nghề theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg, quý vị có thể tham khảo thêm Quyết định 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Đối với
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quý vị cần tham khảo tại Biểu Cam kết WTO – Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ (danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II). Biểu Cam kết quy định tất cả các ngành và các phân ngành cho phép các Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam (Cty Doanh Nghiệp Việt đính kèm bản tổng kết ngành tại Biểu Cam kết để tham khảo).
- Theo luật DN năm 2014 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2015 thì không cần ghi ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao tính chủ động, linh hoạt cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, theo quy định của dự án luật, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ kê khai, thông báo ngành, nghề kinh doanh với các cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký kinh doanh hoặc khi bổ sung ngành, nghề kinh doanh để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào muốn được giải đáp hãy liên hệ ngay tới 0962 547 449 - 0904 445 449 để được luật sư Oceanlaw trợ giúp trực tiếp hoàn toàn miễn phí.