Với sự ra đời của luật Doanh nghiệp năm 2005 giờ đây nhà đầu tư cá nhân trong nước muốn khởi nghiệp kinh doanh đã có hai sự lựa chọn, một là
doanh nghiệp tư nhân và hai là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Từ trước đến nay, doanh nghiệp tư nhân là một hình thức doanh nghiệp được khá nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước lựa chọn bởi sự gần gũi của nó đối với tập quán kinh doanh của người Việt cũng như tính đơn giản, tự chủ cao trong tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên để thành lập doanh nghiệp tư nhân pháp luật quy định rõ một số
điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân theo thông tin dưới đây:
Cơ sở pháp lý điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
1/ Các Luật:
- Luật Doanh nghiệp 2005;
- Luật Đầu tư năm 2005;
2/ Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương.
3/ Các quyết định của UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư
>>
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân muốn được thành lập phải thỏa mãn các điều được quy định tại Điều 13 và điều 141 của luật doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Điều 13. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền
thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Ngoài các quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp về "Điều kiện thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp" , theo quy định tại Điều 141 Luật doanh nghiệp về thành lập doanh nghiệp tư nhân, theo đó: 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được
thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp quý khách có thể hiểu rõ hơn về
điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Oceanlaw sẽ tư vấn miến phí giúp bạn.