So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện - Luật Oceanlaw

02:12 ICT Thứ hai, 29/05/2023
Hotline: 0904 445 449 -  0962 547 449


CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SHTT OCEANLAW

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn đầu tư - Hôn nhân
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn giấy phép + SHTT
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn Doanh nghiệp
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
   

 

banner doanh nghiệp

Trang Chủ » Trang chủ » Thành lập doanh nghiệp » Thành lập chi nhánh công ty

So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện


Chi nhánSo sánh chi nhánh và văn phòng đại diệnh là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh).

Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện


- Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp nào đó( ngân hàng, tổ chức kinh doanh, công ty..)
- Không có tư cách pháp nhân
- Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.
- Thừa sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.

Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện


Chi nhánh
 
- Chi nhánh của một doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia(có thể là ranh giới của huyện, tỉnh, hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia)
- Chi nhánh được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ như doanh nghiệp mẹ của mình.

Văn phòng đại diện
 
- Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.

Chi Nhánh: là đơn vị phụ thuộc luôn cũng có thể thuê mướn lao động,...và có phạm vi quyền hạn hơn là có thể thực hiện 1 phần/ toàn bộ hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp (như ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ của công ty);

VPĐD: Là đơn vị phụ thuộc có thể thuê mướn lao động (hợp đồng lao động), xúc tiến thương mại (hợp đồng quảng cáo sản phẩm,...).....nhưng không được thực hiện hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp;
 

Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện


Mỗi mô hình đều có điểm lợi riêng, tùy thuộc theo nhu cầu mà bạn lựa chọn mô hình cho phù hợp. Nếu bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh ở nước ngoài thì thành lập văn phòng đại diện. Còn nếu trong nước thì có thể thành lập chi nhánh công ty.

Chú ý: Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện do Chính phủ quy định.

Tác giả bài viết: Phòng Doanh Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới