Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật Việt Nam
Cơ sở pháp lý
Khoản 2 Điều 20, Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Theo khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ vào điều 75 luật sở hữu trí tuệ 2005.
a. Mức độ hiểu biết và sự công nhận của công chúng.
Một nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng được nhiều người biết đến về đặc điểm nhãn hiệu hàng hoá, chất lượng sản phẩm được gắn nhãn hiệu hàng hoá, nhà sản xuất sản phẩm đó…; đồng thời cũng nhiều người công nhận uy tín, sự nổi tiếng của nó. Tức là: nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng phải có danh tiếng trong một bộ phận công chúng nhất định. Ví dụ, khi nói đến điện thoại, ti vi của Samsung , nhiều người chỉ có trình độ hiểu biết trung bình cũng biết được đó là của Hàn Quốc , chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, giá cả hợp lý …
b. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu lưu hành.
Đây là tiêu chí xác định yếu tố không gian nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng. Nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng không những được sử dụng tại nước đăng ký bảo hộ lần đầu tiên mà còn được sử dụng rộng rãi ở khu vực và trên toàn thế giới. Mặt khác, nhãn hiệu hàng hoá đó phải được sử dụng lâu dài kể từ thời điểm đăng ký bảo hộ lần đầu tiên hoặc được sử dụng lần đầu tiên.
c. Phạm vi, thời hạn mà nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký.
Các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng có số lượng quốc gia bảo hộ lớn và thời hạn bảo hộ lâu dài. Nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng Honda (Nhật bản) được trên 100 quốc gia bảo hộ; nhãn hiệu Valentino (ý) được bảo hộ ở gần 130 quốc gia; Pierre Cardin (Pháp) được gần 100 quốc gia bảo hộ
d. Giá trị thương mại của nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng.
Việc xác định giá trị thương mại của một nhãn hiệu hàng hoá dựa vào một số yếu tố sau: Giá trị khi nhãn hiệu hàng hoá được chuyển nhượng, giá trị đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá, năng lực/ khả năng của công ty có nhãn hiệu hàng hoá, giá trị của các tài sản khác của công ty có nhãn hiệu hàng hoá, giá trị của sản phẩm được gắn nhãn hiệu hàng hoá, thị phần của sản phẩm được gắn nhãn hiệu hàng hoá. Các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng có gía trị thương mại lớn hơn rất nhiều so với giá trị thương mại của các nhãn hiệu hàng hoá không phải là nhãn hiệu hãng hoá nổi tiếng. Ví Dụ : Coca-Cola giá trị thương hiệu: 69,8 tỷ USD, Microsoft giá trị thương hiệu: 78,4 tỷ USD…
Ngoài ra, việc xác định một nhãn hiệu hàng hoá là nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng còn căn cứ vào một số tiêu chí sau: doanh thu bán hàng; nhãn hiệu hàng hoá đã từng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận là nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng
Chúng tôi - Oceanlaw với tư cách là đại diện nhánh 106 của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cam kết sẽ mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất với thủ tục đơn giản nhất:
Các tài liệu cần thiết để nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng
1. Giấy ủy quyền của người nộp đơn cho OCEANLAW 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. 15 mẫu nhãn hiệu; 4. Bản tuyên bố công chứng gồm các tài liệu và thông tin chứng minh nhãn hiệu đó là nổi tiếng bao gồm nhưng không hạn chế, trong đó phải chỉ rõ các thông tin sau:
Số lượng thống kê số khách hàng tiêu thụ nhận biết được sản phẩm qua việc mua bán, sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ có mang nhãn hiệu hoặc qua quảng cáo;
Lãnh thổ nới sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu được lưu thông hoặc cung cấp.
Doanh số hàng năm từ việc bán hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng sản phẩm được bán ra
Thời gian liên tục sử dụng nhãn hiệu.
Số nước nhãn hiệu được đăng ký và ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; các ghi nhận về việc thực thi quyền đối với nhãn hiệu, cụ thể, mức độ theo đó nhãn hiệu được các cơ quan chức năng ghi nhận là nổi tiếng.
Giá trị của nhãn hiệu, ví dụ, giá trị của nhãn hiệu khi chuyển nhượng, li xăng, góp vốn đầu tư.v.v...
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn