Thừa kế di sản khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên kia - Luật Oceanlaw

21:20 EDT Chủ nhật, 04/06/2023
Hotline: 0904 445 449 -  0962 547 449


CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SHTT OCEANLAW

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn đầu tư - Hôn nhân
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn giấy phép + SHTT
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn Doanh nghiệp
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
   

 

banner doanh nghiệp

Trang Chủ » Trang chủ » Hôn nhân

Thừa kế di sản khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên kia


Xin cho tôi hỏi :Trong trường hợp một bên chết trước, mà khi chia di sản thừa kế ảnh hưởng đến đời sống của bên còn sống thi tòa án sẽ  giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Khoản 3 Điều  31 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “ Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di  sản thừa  kế”
Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật  hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:
“1. Thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật hôn nhân và gia đình không quá 3 năm.
       Việc  chia di sản ảnh hưởng nghiêm  trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc các lý do chính đáng khác.
2. Trường hợp người thừa kế của bên vợ hoặc bên chồng mà  túng thiếu, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng thì Tòa án xem xét, quyết định về việc cho chia di sản thừa kế trên cơ sở cân nhắc quyền lợi của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và quyền lợi của những người thừa kế khác.
3. Trong trường hợp Tòa án chưa cho chia di sản tại khoản 1 Điều này thì bên còn  sống có quyền sử dụng, khai thác để hưởng  hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình: không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác. Trong trường hợp bên còn sống thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản, thì những người  thừa kế khác cố quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; bên còn sống phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật.
4. Những người thưa kế của bên vợ hoặc bên chồng đã chết có quyền yêu cầu chia di sản trong trường hợp chưa hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà bên còn sống kết hôn với người khác”.
Khi một bên chết trước mà có yêu cầu chia tài sản thí sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bên còn lại vì vây Tòa àn sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật tại Khoản 3 Điều  31 Luật hôn nhân và gia đình và Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ.

Tác giả bài viết: buithisu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới