Tư vấn đầu tư - Hôn nhân Hotline: 0243 795 7776 Hotline: 0904 445 449 | ||
Tư vấn giấy phép + SHTT Hotline: 0243 795 7776 Hotline: 0904 445 449 | ||
Tư vấn Doanh nghiệp Hotline: 0243 795 7776 Hotline: 0904 445 449 |
Tư vấn đầu tư - Hôn nhân Hotline: 0243 795 7776 Hotline: 0904 445 449 | ||
Tư vấn giấy phép + SHTT Hotline: 0243 795 7776 Hotline: 0904 445 449 | ||
Tư vấn Doanh nghiệp Hotline: 0243 795 7776 Hotline: 0904 445 449 |
Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội. Mong quý Công ty có thể tư vấn giúp tôi. Gia đình tôi ở Hà Nội và tôi kết hôn với chồng tôi ở Hải Phòng. Hiện tại vợ chồng tôi đã có hộ khẩu tại Hà Nội. Trong cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi không được suôn sẻ. Chồng tôi là người thất nghiệp, anh ấy thường xuyên say xỉn và về nhà chửi mắng và đánh đập vợ con gây thương tích. Cao trào hơn anh ấy thường xuyên nhục mạ bố mẹ tôi và đòi về sống tại Hải Phòng. Vì công việc của tôi phải làm việc tại Hà Nội nên yêu cầu đó của anh không được tôi chấp nhận. Sau một thời gian anh ấy ngoại tình và dọn ra ngoài sống với nhân tình. Tôi đã không thể cố gắng tiếp tục duy trì hôn nhân được nữa nên quyết định ly hôn. Vậy quý công ty cho tôi hỏi tôi phải làm gì ? và tôi phải làm thủ tục ly hôn tại Hà Nội hay thủ tục ly hôn tại Hải Phòng. Và thủ tục ly hôn tại Hà Nội có gây phức tạp, khó khăn cho tôi không?
Công ty Luật Oceanlaw xin tư vấn cho bạn về thủ tục ly hôn trong trường hợp của bạn
- Trường hợp của bạn có thể chia làm hai hướng
1. Nếu chồng bạn đồng ý ly hôn thì bạn có thể thuận tình ly hôn
- Trong trường hợp ly thuận tình ly hôn thì bạn có thể ly hôn tại Hà Nội hoặc Hải Phòng tùy vào địa điểm tạo thuận lợi cho hai vợ chồng bạn
2. Trường hợp chồng bạn không đồng ý ly hôn
- Trong trường hợp này thì bạn sẽ phải làm thủ tục đơn phương ly hôn và thủ tục sẽ được làm tại Hải Phòng
Thủ tục thuận tình ly hôn
Bước 1 : Gửi đơn xin ly hôn tới tòa án nơi bạn sinh sống
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu). Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
- Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
Bước 2: Chờ Thẩm quyền giải quyết của Tòa Án
Bước 3 : Giải quyết vấn đề về nuôi con (nếu có con)
Bước 4: Giải quyết vấn đề về tài sản chung và tài sản riêng
Thủ tục đơn phương ly hôn có thể thiếu hồ sơ do bị đơn đang nắm giữ. Bạn có thể gửi đơn kèm theo những bằng chứng, đánh đập, ngoại tình của chồng bạn.
Thủ tục ly hôn rất đơn giản tuy nhiên nó kết thúc sự chung sống của một gia đình. Chúng tôi luôn mong muốn các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định ly hôn.
Oceanlaw chuyên tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình. Quý khách cần tư vấn về hôn nhân cứ gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn 24/24.
Tác giả bài viết: buithisu
Bản quyền bài viết thuộc về Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và SHTT Oceanlaw
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về quyền nuôi con sau ly hôn:
Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.
Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…
Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc … - nói nôm na là có nhiều tiền hơn, thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Mà như vậy, thường thì người cha (chồng) có lợi thế hơn.
Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Chính vì vậy, trong các vụ án ly hôn, người vợ thường chỉ ra những “thói hư tật xấu” của người chồng như ham vui rượu bia, vũ phu đối với con hoặc không đôn đốc chuyện học hành của con cái… để có ưu thế trong “cuộc chiến” giành quyền nuôi con.
Ở các nước ta, với qui định nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên, đủ để nhận biết việc ở với bố hay mẹ là thuận tiện hơn thì toà án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con – cũng là một lợi thế cho người mẹ, vì người mẹ dễ gần gũi, thân thiện hơn với con cái. Ngoài ra, nếu con dưới 3 tuổi thì, về nguyên tắc, tòa sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng – ngoại trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con.
Trong trường hợp của chị bạn thì chị bạn chắc chắn được quyền nuôi con