Sau khi ly hôn, do điều kiện cộng tác tôi thường phải xa nhà nên Tòa án nhân dân quyêt định để chồng chị nuôi con chung. Nay, tôi đã ổn định công tác, có điều kiện chăm sóc, giáo dục cháu trong khi chồng tôi thì ít có điều kiện quan tâm đến con chung của họ. Vậy, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?
Hình minh họa: Thay đổi nguời nuôi con sau khi đã ly hôn một thời gian
Oceanlaw xin trả lời câu hỏi của chị
Trong trương hợp của chị chúng tôi xin trả lời như sau: Chị hoàn toàn có thể trao đổi nuôi giữ con với chồng chi. Vì trong trường hợp của chị việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ tạo cho con có cuộc sống tốt hơn.
Vì theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc của cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con, và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên”.Trong trường hợp nếu chị yêu cầu chồng mình thay đổi nhưng không được đồng ý thì chị có thể làm đơn gửi Tòa án nhân dân nêu rõ sự việc và nguyện vọng của chị, trên cơ sở đó Tòa án nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nếu thấy việc cháu ở với mẹ có nhiều điều kiện trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con hơn là ở với Bố thì Tòa án giải quyết việc đổi người nuôi con theo quy định tại Điều 93 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Tôi với anh A ly hôn năm 2014, Tòa giao cho anh A trực tiếp nuôi con. Sau khi có bản án của Tòa anh A đã đưa con ra ngoài bắc cho ông bà nội và cô, chú chăm sóc, nuôi dưỡng, cho đi học và anh A cấp dưỡng 10.000.000đ/tháng để nuôi con. Hiện nay con 06 tuổi. Anh A có thu nhập ổn định 1tỷ/năm. Phía tôi không có nhà, ở nhà thuê, làm thuê thu nhập 3.000.000đ/tháng. Vậy. tôi có đủ điều kiện được trực tiếp nuôi con không, tôi làm đơn thay đổi người nuôi con và yêu cầu anh A cấp dưỡng 3.000.000đ/tháng thì Tòa có chấp nhận không? Căn cứ pháp lý?