Quyền nuôi con khi ly hôn - Luật Oceanlaw

03:42 ICT Thứ hai, 29/05/2023
Hotline: 0904 445 449 -  0962 547 449


CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SHTT OCEANLAW

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn đầu tư - Hôn nhân
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn giấy phép + SHTT
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn Doanh nghiệp
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
   

 

banner doanh nghiệp

Trang Chủ » Trang chủ » Hôn nhân

Quyền nuôi con khi ly hôn


Nếu anh chị ly hôn thì quyền nuôi con khi ly hôn sẽ thuộc về ai? Cuộc sống vợ chồng tuy không hạnh phúc nhưng con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu và day dứt nhất khi đưa ra quyết định ly hôn. Vì thế quyền nuôi con khi ly hôn là giải pháp tốt nhất để Tòa án phân xử rõ ràng để tránh tổn thương cho con cái.
quyen-nuoi-con-khi-ly-hon

Về nguyên tắc, vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và quyền, nghĩa vụ của vợ chồng sau khi ly hôn đối với con. Nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì trước khi quyết định Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Con duới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người nuôi con. Dù người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế để nuôi dạy con thì người không trực tiếp nuôi con vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì hoàn toàn tự nguyện và họ có đầy đủ khả năng, điều kiện để nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Mặc dù các bên có thỏa thuận hoặc Tòa án đã quyết định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của các bên hoặc vì lợi ích của con, Tóa án có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại khoản 3, Điều 27, BLTTDS. Luật sư tư vấn việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo được quyền lợi mọi mặt của con. Cần lưu ý khi thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng phải xem xét đến nguyện vọng của con từ đủ 9 tuổi trở lên.

Người không trực tiếp nuôi con  có quyền được thăm nom con nhưng nếu họ lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa  án hạn chế quyền thăm nom con của họ.

Tác giả bài viết: buithisu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn