Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
(Nhãn năng lượng: là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.)
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp:
a) Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại:
a) Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với nhóm thiết bị này;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại.
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải:
a) Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
(Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là mức hiệu suất năng lượng thấp nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà dưới mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt.)
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
2. Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
3. Đối với các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt):
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn có công suất lớn hơn 60 W. Trình tự thủ tục đánh giá và cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng + Thẩm quyền
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phải dán nhãn năng lượng tham gia chứng nhận và dán nhãn năng lượng (nhãn xác nhận hoặc nhãn so sánh) cần thực hiện các bước sau đây:
1. Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị; Số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để được cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
2. Lập hồ sơ và gửi về Tổng cục Năng lượng, hồ sơ bao gồm:
- a) Giấy đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo danh mục các loại phương tiện, thiết bị;
- b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
- c) Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
- d) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
- đ) Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp), bản mô tả tóm tắt các thông số đặc trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị;
- e) Kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm được chỉ định cấp có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;
- g) Hồ sơ, tài liệu, quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp;
- h) Hồ sơ, chứng chỉ quản lý chất lượng liên quan.
Đối với trường hợp đại lý nộp thay cho nhà sản xuất ở nước ngoài, đại lý phải xuất trình Giấy ủy quyền. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
3. Đánh giá chứng nhận
- a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị,Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn đã công bố;
- b) Sau khi có kết quả đánh giá hồ sơ phù hợp, Tổng cục Năng lượng đánh giá thực tế các doanh nghiệp đăng ký tham gia dán nhãn năng lượng và ra quyết định chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
4. Cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
Trường hợp kết quả hồ sơ đánh giá đạt yêu cầu:
- a) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, Bộ Công Thương ra quyết định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được đăng ký.
- Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại;
- b) Đối với nhà sản xuất, Bộ Công Thương quyết định cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng theo mẫu quy định. Ba tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chứng nhận lại.
Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Tổng cục Năng lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trước 60 ngày làm việc, khi hiệu lực của Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hết hạn, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký chứng nhận lại. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu không được dán nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị mà Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị đó đã hết hiệu lực.
Báo cáo hàng năm
1. Báo cáo của các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
Cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo Sở Công Thương tại địa phương các nội dung sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ.
b) Chủng loại phương tiện, thiết bị và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị đã bán.
c) Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
2. Báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo tới Sở Công Thương tại địa phương các nội dung sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ.
b) Chủng loại phương tiện, thiết bị; nước sản xuất và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
c) Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
d) Loại phương tiện, thiết bị có chứng chỉ về hiệu suất năng lượng đã được cấp tại nước sản xuất.
B. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CỦA OCEANLAW
1. Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
- - Tư vấn thủ tục và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
- - Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan.
2. Hỗ trợ khách hàng liên hệ với các tổ chức thử nghiệm để thử nghiệp hiệu suất năng lượng của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng;
3. Kiểm tra, đánh giá cơ sở và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- - Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư/ chuyên viên của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
4. Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- - Đại diện khách hàng nộp hồ sơ , theo dõi và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng (nếu có)
- - Đại diện cho khách hàng giao dịch với cơ quan nhà nước trong quá trình xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng và kịp thời thông báo cho quý khách hàng;
- - Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có);