Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm là một trong những quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, tuy nhiên vấn đề chuẩn bị hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố thưc phẩm còn khá khó khăn đối với cá nhân, tổ chức. Chính vì lý do đó mà rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến Oceanlaw để sử dụng dịch vụ công bố hợp quy thực phẩm. Tại đây, Quý khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ cụ thể và chi tiết nhất về các vấn đề liên quan từ các Luật sư Oceanlaw. Dưới đây là một số thông tin mà Quý khách hàng không thể bỏ qua khi có nhu cầu công bố hợp quy thực phẩm. 1.Công bố hợp quy là gì?
Công bố hợp quy là một trong những hoạt động bắt buộc. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cần phải công bố hợp quy theo quy định trong những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi công bố hợp quy thì tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký bản công bố hợp quy trên sở chuyên ngành tương ứng ở địa phương nơi mà tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.Đối tượng chứng nhận hợp quy
- Là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả những tiêu chuẩn nước ngoài hay quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) qui định. Một số đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan tới an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu những doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các đối tượng quy định này.
- Để thực hiện thủ tục chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá được sự phù hợp là xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và những yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
3.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực phẩm
- Chịu trách nhiệm về tính phù hợp của các sản phẩm, hàng hoá đã được công bố hợp quy; duy trì việc kiểm tra chất lượng, thử nghiệm cũng như giám sát định kỳ tại doanh nghiệp.
- Sử dụng con dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá đã được công bố hợp quy theo qui định tại Điều 4 của Thông tư này trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Khi phát hiện tính không phù hợp của sản phẩm, hàng hoá đã công bố hợp quy với qui chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lưu thông, vận hành, sử dụng thì phải:
+ Kịp thời thông báo với cơ quan quản lý về việc không phù hợp;
+ Tiến hành những biện pháp khắc phục sự không phù hợp. Khi cần thiết, tạm dừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi những sản phẩm và hàng hoá không phù hợp đang lưu thông ra thị trường;
+ Thông báo cho cơ quan quản lý về kết quả khắc phục việc không phù hợp trước khi tiếp tục đưa những sản phẩm, hàng hoá vào sử dụng, lưu thông, khai thác hay kinh doanh.
- Lưu giữ các hồ sơ công bố hợp quy thực phẩm làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Thực hiện thủ tục công bố thực phẩm lại khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố hợp quy đã đăng ký.
4.Trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực phẩm
Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm
Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm được thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh giá tính phù hợp của đối tượng công bố với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Vấn đề đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp qui được chỉ định hay do tổ chức, cá nhân công bố hợp qui thực hiện;
- Nếu tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy cần phải thực hiện việc thử nghiệm trong phòng thử nghiệm được công nhận hay do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
- Kết quả của việc đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực phẩm.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy trên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi mà tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập và gửi hồ sơ công bố hợp quy tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
Hồ sơ công bố hợp quy thực phẩm bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa vào kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy :
- Bản công bố hợp quy theo mẫu qui định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
- Bản sao giấy chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với qui chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về các sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, công dụng, tính năng ….).
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa vào kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu qui định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, công dụng, tính năng ….);
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn tại phòng thử nghiệm được công nhận (nếu có);
- Qui trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu qui định tại Phụ lục 11 của Thông tư này hay bản sao chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 đối - với trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp qui gồm một số nội dung:
+ Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
+ (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật được sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
+ Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
+ Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và những lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn các phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
+ Kết quả đánh giá (gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
+ Một số thông tin bổ sung khác;
+ Những tài liệu có liên quan.
5. Dịch vụ tư vấn công bố hợp quy thực phẩm
- Tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng các vấn đề liên quan tới hoạt động xin Công bố hợp chuẩn hợp quy thực phẩm: Tư vấn các điều kiện Công bố hợp chuẩn, tư vấn những trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận Công bố hợp chuẩn, tư vấn những hồ sơ chuẩn xin Công bố hợp chuẩn, … - Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của những yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của Quý khách hàng:
- Trên cơ sở yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu để thực hiện công việc;
- Soạn Hồ sơ xin Công bố hợp quy cho Quý khách hàng;
- Nộp Hồ sơ xin Công bố hợp chuẩn cho quý khách hàng;
- Theo dõi hồ sơ và trả lời của cơ quan nhà nước, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho Quý khách hàng;
- Nhận giấy chứng nhận Công bố hợp quy thực phẩm tại cơ quan nhà nước cho khách hàng.
Trên đây là một số thông tin mà Oceanlaw cung cấp tới cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn công bố hợp quy an toàn thực phẩm, để thuận tiện hơn trong quá trình làm thủ tục công bố hợp quy thực phẩm thì Quý khách hãng gọi điện tới Hotline 0904445449 để được tư vấn miễn phí.