Công bố thực phẩm chức năng và thực phẩm thường - Rất nhiều khách hàng của Oceanlaw nhầm giữa thực phẩm và thực phẩm chức năng. Thực hiện công bố giữa hai thực phẩm này có khác nhau không, hôm nay chúng tôi sẽ phân biệt sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm thường.
Thực phẩm chức năng được kết hợp giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng hỗ trợ cơ thể con người, tăng cường sức khỏe, để kháng giảm bớt nguy cơ gậy bệnh (Không có tác dụng thay thể cho thuốc chữa bệnh). Thực phẩm chức năng được Bộ y tế xếp vào nhóm thực phẩm đặc biệt.
OCEANLAW FIRM
Địa chỉ : Tầng 8, số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : (024) 3795 7776 - (024) 3795 7779
Di động : 0904 445 449
Email : luatsu@oceanlaw.vn
-------------------------------------------------------------------------
- Thực phẩm thường được chế biến theo cách đơn giản thì thực phẩm chức năng lại là sự kết hợp của nhiều thành phần có lợi. Việc bổ sung hay giảm bớt sẽ được cân nhắc chính xác và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Thực phẩm chức năng có liều lượng, hướng dẫn sử dụng rõ ràng hơn so với thực phẩm thường.
- Thực phẩm chức năng chỉ sử dụng cho một số đối tượng nhất định còn thực phẩm thường được sử dụng cho mọi đối tượng.
- Thực phẩm thường là nguyên liệu : rau, củ,quả, thịt, cá...;
- Nguyên liệu thực phẩm chức năng là các hoạt chất, chiết từ thực vật, động vật.
Cho dù doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ loại thực phẩm nào, bao gồm thực phẩm chức năng hay thực phẩm thường thì đều phải tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường ( Nghị định 38/2012/NĐ-CP).
Căn cứ để xây dựng hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm chức năng và thực phẩm thường bao gồm:
- Luật số 55/2010/QH12– Luật An Toàn thực phẩm
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
- Thông tư 19/2012/TT-BYT – Hướng dẫn việc Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Ngoài ra, Bộ Y tế đã ban hành thêm Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định cụ thể hơn về việc công bố thực phẩm chức năng, nhằm siết chặt quản lý, tạo cơ hội cho ngành kinh tế y tế này phát triển theo định hướng thực chất và bền vững.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố thực phẩm :
Thực phẩm chức năng nộp hồ sơ tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Thực phẩm thường (trừ phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm) phải đăng ký công bố tại Bộ Y tế (đối với thực phẩm nhập khẩu) hoặc Sở Y tế ( đối với thực phẩm sản xuất trong nước).
- Thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm.
- Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do;
- Kết quả kiểm nghiệm trong 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định.
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng và giám sát định kỳ.
- Mẫu nhãn sản phẩm để công bố;
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ( bản sao);
- Giấy đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao);
- Chứng chỉ tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 (bản sao);
Thực phẩm chức năng thì hồ sơ cần bổ sung thêm :
- Thông tin về thành phần tạo nên chức năng;
- Bản báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm lần đầu tiên đưa ra lưu hành.
Khi khách hàng cung cấp đầy đủ tài liệu ( Chi tiết về hồ sơ công bố thực phẩm chức năng trong nước, nhập khẩu Click >>> công bố thực phẩm ) dưới sự hướng dẫn của luật sư Oceanlaw, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền xin cấp phép lưu hành công bố thực phẩm thường, thực phẩm chức năng. OCEANLAW FIRM
Địa chỉ : Tầng 8, số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : (024) 3795 7776 - (024) 3795 7779
Di động : 0904 445 449
Email : luatsu@oceanlaw.vn
-------------------------------------------------------------------------