Thành lập công ty tại phủ lý hà nam - Luật Oceanlaw

08:41 ICT Chủ nhật, 11/06/2023
Hotline: 0904 445 449 -  0962 547 449


CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SHTT OCEANLAW

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn đầu tư - Hôn nhân
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn giấy phép + SHTT
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
 
Tư vấn Doanh nghiệp
    Hotline: 0243 795 7776
    Hotline0904 445 449
   

 

banner doanh nghiệp

Trang Chủ » Trang chủ » Đầu tư

Thành lập công ty tại phủ lý hà nam


Bạn đang là một cá thể kinh doanh, kinh doanh theo mô hình sản xuất gia đình và bạn cũng là một nhà kinh doanh tại Hà Nam và đang tìm hiểu về thủ tục pháp lý để có thể đăng ký thành lập công ty tại các huyện và thành phố phủ lý Hà Nam, Xin hãy liên hệ với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ Oceanlaw, các chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giải đáp và tư vấn miễn phí cho bạn 24/24 qua hotline : 0965 15 13 11

Điều kiện thành lập công ty ở Hà Nam

Để thành lập công ty và hoạt động trong một lĩnh vực nào đó ở Hà Nam, ta phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, có các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

1. Tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).

2. Trụ sở doanh nghiệp :

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

thủ tục thành lập doanh nghiệp


3. Ngành nghề kinh doanh :

Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh...

4. Vốn điều lệ và Vốn pháp định :

- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

5. Thành viên sáng lập:

- Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân
- Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).

* Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

 

thủ tục thành lập doanh nghiệp

* Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn